Một cách trị nám theo phương pháp y học cổ truyền được lưu truyền đến ngày nay là lá trầu không. Vậy trị nám bằng lá trầu không có hiệu quả như chúng ta nghĩ? Trong bài viết này sẽ chia sẻ về công dụng của lá trầu không trong điều trị nám, tàn nhang và những công thức áp dụng siêu tiết kiệm nhưng hiệu quả.
1. Công dụng của lá trầu không trong điều trị nám da
Theo Đông Y, lá trầu không nổi tiếng là một vị thuốc dân gian rất hiệu nghiệm trong việc điều trị các vấn đề về da. Nhờ chứa các thành phần chính như chất xơ, vi khoáng, protein, chất kháng khuẩn, chống oxy hóa,… lá trầu không có khả năng làm mờ dần các đốm thâm sạm và kích thích tăng sinh tế bào mới.
Tham khảo thêm:
- 8 cách trị nám bằng mật ong tại nhà hô biến làn da trắng mịn
- 10 cách trị nám bằng cà chua siêu đơn giản và hiệu quả tại nhà
- 12 Cách trị nám bằng nha đam hiệu quả nhất không nên bỏ qua
Không những vậy, lá trầu không còn sở hữu đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cho da nhờ vậy nó có tác dụng bảo vệ làn da trước những tác nhân gây hại, tăng đề kháng và làm da trắng sáng đều màu.
Tuy nhiên, chữa nám da bằng lá trầu không có tác dụng tốt nhất đối với tình trạng nám nhẹ, loại nám mảng mới hình thành, chân nám chưa mọc sâu dưới da. Ngoài ra, hiệu quả trị nám bằng lá trầu không sẽ khác nhau dựa vào cơ địa của mỗi người.
2. Top 8 cách trị nám bằng lá trầu không hiệu quả cấp tốc tại nhà
Điều trị nám bằng lá trầu không hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn sử dụng. Dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 8 cách làm lá trầu trị nám kết hợp với một số nguyên liệu có sẵn tại nhà, tiết kiệm và hiệu quả nhanh chóng.
2.1 Cách trị nám bằng lá trầu không nguyên chất
Lá trầu không có thể sử dụng trực tiếp để trị nám vì bản thân nó đã chứa những hoạt chất có lợi cho da, mang lại hiệu quả làm mờ các nốt nám, tàn nhang rất tốt. Cách thực hiện lại vô cùng đơn giản:
Nguyên liệu: 5 lá trầu không
Cách thực hiện:
- Dùng lá trầu không đã chuẩn bị rửa sạch với nước;
- Luộc lá trầu cho đến khi lá chín mềm;
- Rửa sạch da mặt bằng nước ấm;
- Đắp trực tiếp lá trầu vừa luộc lên vùng nám da trong khoảng 20 phút;
- Rồi rửa sạch mặt lần nữa.
- Thực hiện 2 lần/tuần
2.2 Chữa trị tàn nhang bằng lá trầu không và nước cốt chanh
Một trong những nguyên liệu thiên nhiên đã quá quen thuộc với chị em là chanh.
Điều trị nám bằng lá trầu không và chanh được nhiều chị em áp dụng thành công. Đây là nguyên liệu thường thấy trong các công thức dưỡng trắng, tẩy da chết. Chính vì vậy, việc kết hợp lá trầu không và chanh sẽ nâng cao hiệu quả điều trị, thúc đẩy mờ thâm và sáng da.
Chanh chứa dồi dào các chất Vitamin B, C và carbohydrate hỗ trợ đẩy hắc tố melanin ra ngoài và dưỡng ẩm cho tế bào mô. Ngoài ra, nguyên liệu này bạn có thể dễ dàng mua và tiết kiệm chi phí.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không và 1 muỗng cà phê nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không sau đó xay nhuyễn, lọc bỏ bã và chỉ lấy phần nước cốt;
- Trộn đều nước lá trầu không với 1 thìa nước cốt chanh;
- Thoa đều hỗn hợp này lên mặt khoảng 15 phút;
- Rửa mặt lại bằng nước.
2.3 Mẹo trị nám da bằng lá trầu không và muối
Ngoài chanh, muối cũng là một nguyên liệu có khả năng tẩy tế bào chết cực kì tốt, giúp lấy sạch cặn bẩn trong nang lông. Thành phần chính của muối là canxi-iot có tác dụng chữa lành các mô da bị tổn thương, ngừa viêm khuẩn và giảm thâm.
Sự kết hợp của 2 nguyên liệu lá trầu không và muối sẽ không chỉ có tác dụng làm mờ thâm nám mà còn tăng đề kháng cho da, giúp lỗ chân lông sạch cặn và làn da đều màu hơn chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không và 1 muỗng muối tinh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu, có thể ngâm qua nước muối loãng làm sạch khuẩn hơn.
- Cho lá vào luộc chín mềm. Sau đó, xay nhuyễn lá và thêm muối vào trộn đều.
- Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ, sau đó thoa đều hỗn hợp lên da kết hợp massage nhẹ nhàng, đặc biệt là ở những vùng da bị nám.
- Giữ yên trên da khoảng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm.
- Để sử dụng được nhiều lần, bạn cần bảo quản hỗn hợp trong tủ lạnh và khi dùng chỉ lấy 1 lượng nhỏ để thoa lên da.
Bạn không nên đắp mặt nạ lá trầu không quá nhiều để tránh làm tổn thương da mà chỉ nên dùng 2 lần mỗi tuần.
2.4 Cách chữa nám bằng lá trầu không và nghệ
Một phương pháp dân gian được chị em vô cùng ưa chuộng trong làm đẹp và chăm sóc da là nghệ. Ngoài công dụng nổi bật như trị mụn thì nghệ còn giúp giảm thâm nám và trắng sáng làn da vô cùng tuyệt vời.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không và ½ củ nghệ tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và luộc chín lá trầu không.
- Rửa sạch, gọt bỏ vỏ củ nghệ và giã nhuyễn.
- Xay hoặc giã nhuyễn lá trầu không đã luộc cùng nghệ.
- Thoa hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng vùng da bị nám để dưỡng chất thẩm thấu nhanh chóng.
- Nằm thư giãn khoảng 15 phút thì rửa sạch mặt bằng nước ấm.
2.5 Uống nước lá trầu không làm mờ nám da mặt hiệu quả
Trị nám bằng lá trầu không có rất nhiều cách khác nhau. Ngoài việc đắp lá, bạn có thể chăm sóc da từ bên trong bằng cách đun lấy nước uống để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng của da để giúp đẩy lùi sự hình thành và phát triển của nám, tàn nhang.
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không, đường.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không và ngâm qua với nước muối để loại bỏ hết vi khuẩn.
- Đun sôi lá trong nước trên lửa nhỏ khoảng 15 phút.
- Để nước nguội, bỏ tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn rót ra một cốc nước và bỏ thêm đường để dễ uống hơn.
- Có thể sử dụng mỗi ngày để uống thay nước lọc.
Nước lá trầu không có thể có mùi hơi hăng và khó uống nhưng đặc biệt tốt cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn có thể vừa uống nước lá trầu không vừa đắp mặt nạ lá trầu không vào buổi tối để nâng cao hiệu quả trị nám, giúp làn da khỏe mạnh, mềm mại và trắng sáng.
2.6 Xông hơi chữa tàn nhang bằng lá trầu không
Xông hơi bằng lá trầu không sẽ giúp nang lông giãn nở, đào thải bụi bẩn, vi khuẩn từ sâu bên trong giúp da trở nên mềm mịn đều màu hơn. Đây là mẹo làm đẹp dân gian thường được nhiều phụ nữ từ thời xưa sử dụng để duy trì nét đẹp xuân sắc và chăm sóc làn da.
Nguyên liệu: 1 bó lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Rửa và cho bó lá trầu không vào nước sạch rồi đun sôi.
- Sau khi nước sôi và nấu thêm vài phút thì đổ nước vào chậu rửa mặt nhỏ. Để mặt sát với chậu nước để bắt đầu xông hơi.
- Bạn xông cho đến khi thấy nước nguội đi thì dừng lại. Dùng khăn bông thấm khô hoặc để da khô một cách tự nhiên, giúp các dưỡng chất thấm sâu hơn vào da.
2.7 Rửa mặt bằng nước lá trầu không chữa nám, tàn nhang
Rửa mặt là một bước làm sạch da không thể bỏ qua và cần thực hiện hàng ngày. Thay vì rửa mặt như những cách thông thường, bạn có thể dùng nước lá trầu không để rửa mặt. Cách này tương tự như đắp lá trầu không lên mặt nhưng bạn cần phải thực hiệu đều đặn mỗi ngày để thấy rõ hiệu quả trị nám và sự cải thiện của làn da.
Rửa mặt bằng nước lá trầu không chữa nám, tàn nhang
Thực hiện tương tự như phương pháp xông hơi, bạn đun sôi nước lá trầu không và pha với một ít nước mát rồi dùng để rửa mặt hàng ngày. Nếu bạn kiên trì thực hiện mỗi ngày, sau 1 vài tuần sẽ sự thay đổi của làn da.
2.8 Trị nám bằng lá trầu không và mật ong
Nói đến trị nám, tàn nhang bằng nguyên liệu thiên nhiên thì không thể không nhắc đến mật ong. Đây là nguyên liệu rất giàu dưỡng chất, có tác dụng dưỡng da mềm mại và trắng sáng, diệt khuẩn, kháng viêm, mờ dần các vết thâm mụn, nám tàn nhang.
Kết hợp lá trầu không với mật ong sẽ giúp làn da vừa được bảo vệ, vừa được bổ sung các dưỡng chất để làn da khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Xem thêm:
- Massage spa – Tổng hợp dịch vụ được nhiều người yêu thích
- Bọng mắt và những thông tin tổng quát cùng cách điều trị
Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không, 2 muỗng cà phê mật ong và 1 muỗng nhỏ muối.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không, có thể ngâm vào nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
- Xay nhuyễn lá cùng với mật ong và muối.
- Vệ sinh da mặt sạch sẽ.
- Thoa đều hỗn hợp lên mặt, kết hợp dùng tay massage nhẹ nhàng.
- Nằm thư giãn khoảng 15 – 20 phút thì rửa sạch mặt lần nữa.
3. Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa nám
Trị nám bằng lá trầu không là một phương pháp tương đối lành tính, ít gây kích ứng da, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc phương pháp này hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Dưới đây là một số lưu ý khi cách làm lá trầu trị nám để cho kết quả như mong muốn và giảm thiểu khả năng có phản ứng phụ:
- Không quá lạm dụng: Trong lá trầu không chứa những hoạt chất kháng viêm, chống oxy hóa khá mạnh, nếu thường xuyên dùng trên da sẽ khiến da bị bào mòn và mỏng dần đi. Đặc biệt, nếu sở hữu làn da nhạy cảm, mỏng, dễ kích ứng thì bạn nên cẩn trọng khi sử dụng. Nên dùng 2 lần/tuần.
- Chống nắng: Dùng lá trầu chữa nám sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Nhờ đó, hắc sắc tố được loại bỏ, đồng thời cũng khiến mô da lúc này yếu hơn. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời làn da rất dễ bị tổn thương và tình trạng nám trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần bảo vệ da bằng kem chống nắng và che chắn da thật kỹ.
- Sử dụng lá trầu non: Dưỡng chất trong lá trầu non sẽ “tinh khiết” hơn so với lá già. Bạn nên chọn lá trầu không tươi, non để dưỡng chất trong lá được nguyên vẹn và giúp nâng cao hiệu quả trị nám.
- Không đắp nạ khi da có vết thương hở: Xông hơi hay đắp mặt nạ lá trầu không khi trên da đang có những nốt mụn viêm, vết thương hở rất dễ làm chúng bị nhiễm trùng.
Trị nám bằng lá trầu không được biết đến như 1 bài thuốc dân gian nhận được nhiều sự tin tưởng của chị em phụ nữ. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho quá trình trị nám của chị em.