Tẩy da chết là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn mắc phải những sai lầm khi tẩy da chết tại nhà. Bài viết dưới đây, mình sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp phù hợp và khắc phục sai lầm khi tẩy da chết cho từng loại da.
Tẩy da chết là gì?
Da chết hay còn được gọi là lớp sừng, là hàng rào bảo vệ tự nhiên ở lớp ngoài cùng của da, giúp ngăn chặn tác hại do bụi trong không khí và các chất kim loại trong một số mỹ phẩm.
Nói cách khác da chết là quá trình chuyển hóa da, là phản ứng sinh lý bình thường của con người. Lớp sừng có tác dụng bảo vệ da khỏi các tác nhân từ môi trường bên ngoài. Thông qua quá trình trao đổi chất các lớp sừng bị già hóa và trở thành da chết.
Tẩy da chết là công đoạn cực kỳ quan trọng, là bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da, giúp loại bỏ các tế bào chết ra khỏi làn da của mình.
Tại sao nên tẩy da chết?
Lớp sừng là mô da ngoài cùng của chúng ta và có chu kỳ thay da là 28 ngày để thay thế tế bào da mới. Lớp sừng giúp bảo vệ da, giữ ẩm, chống nắng, ngăn chặn sự xâm nhập của một số vi sinh vật, vi khuẩn.
Trong trường hợp bình thường, lớp da chết trên da tương đối mỏng, chúng ta không thể phân biệt được bằng mắt thường. Nhưng nếu có nhiều da chết, nếu dùng tay sờ vào da sẽ có cảm giác thô ráp.
Việc tồn tại quá nhiều da chết gây hệ quả xấu cho da. Khiến da không thể hô hấp bình thường, không hấp thụ được các dưỡng chất có trong các sản phẩm dưỡng da.
Nguyên nhân khiến da chết nhiều hơn phần lớn là do hình thành thói quen dưỡng da hàng ngày, ngoài ra nếu thời tiết chuyển mùa hanh khô thì da càng dễ bị bong tróc nhiều do thiếu nước. Lúc này cần sử dụng phương pháp tẩy da chết đúng cách để đảm bảo làn da luôn khỏe mạnh.
Lựa chọn phương pháp phù hợp cho từng loại da
Khi lựa chọn bất kỳ một sản phẩm dưỡng da, chăm sóc da nào cũng cần phải xem có phù hợp hay không. Nhất là đối với làn da nhạy cảm, dễ kích ứng với mỹ phẩm cần lựa chọn phương pháp cực kỳ cẩn thận.
+ Da dầu
Đối với da dầu nên lựa chọn các sản phẩm dạng hạt mịn để dễ dàng tẩy các tế bào chết, bụi bẩn, dầu thừa… ra khỏi lỗ chân lông.
Bên cạnh đó, cũng có thể sử dụng loại tẩy tế bào chết hóa học có chứa BHA và AHA giúp loại bỏ dầu nhờn hiệu quả.
+ Da khô
Đối với da khô nên lựa chọn các phương pháp hóa học có chứa AHA giúp tẩy da chết, làm săn chắc da và se khít lỗ chân lông.
+ Da nhạy cảm
Đối với da nhạy cảm nên dùng tẩy tế bào chết dạng gel, chứa các thành phần dịu nhẹ giúp làm sạch da, tẩy tế bào chết nhẹ nhàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả.
Những sai lầm khi tẩy da chết
1. Tẩy tế bào chết quá nhiều lần – sai lầm khi tẩy da chết
Việc tẩy tế bào chết quá nhiều lần sẽ khiến cho làn da bị mất đi lớp màng bảo vệ và làn da bị mỏng đi, yếu hơn. Dẫn đến tình trạng da bị mất nước cũng như các vấn đề khác của da.
Theo các chuyên gia da liễu, bạn chỉ cần thực hiện tẩy tế bào chết da mặt 1 – 2 lần mỗi tuần để giúp loại bỏ tế bào chết và giúp da giữ được độ đàn hồi, khỏe mạnh.
2. Không làm sạch da mặt trước khi tẩy da chết
Đây là một sai lầm mà gây nên nhiều tranh cãi nhất. Theo các chuyên gia, cho dù sử dụng bất kỳ phương pháp hóa học hay vật lý nào, cũng đều phải làm sạch da mặt sau đó mới tẩy da chết.
Bước làm sạch có một vai trò cực kỳ quan trọng trong chăm sóc da. Nó có tác dụng rửa trôi các bụi bẩn, sợi bã nhờn, hỗ trợ cho việc tẩy da chết đạt hiệu quả cao.
3. Bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da – sai lầm khi tẩy da chết
Nhiều người vẫn cho rằng, làm sạch da mặt xong là không cần dưỡng ẩm. Tuy nhiên điều này là cực kỳ sai lầm.
Bước dưỡng ẩm là một trong những bước bắt buộc cần phải thực hiện để tránh da không bị khô ráp, mất nước, căng da và nổi mụn.
Dưỡng ẩm cho da có tác dụng vừa dưỡng ẩm, cân bằng lại độ ẩm trong da, vừa hỗ trợ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết đem lại làn da sáng khỏe, mịn màng.
4. Tẩy da chết mạnh và kỹ tại vùng da bị mụn
Vùng da bị mụn là những vùng da nhạy cảm và mỏng manh hơn các vùng da bình thường.
Nên khi bạn tẩy da chết quá mạnh và quá kỹ ở những vùng da mụn sẽ khiến các vết mụn vỡ ra gây viêm, tổn thương nghiêm trọng hơn và lây lan sang các vùng khác.
Vì vậy, khi tẩy tế bào chết cho làn da bị mụn hãy massage thật nhẹ nhàng, rửa lại với nước sạch. Nếu tình trạng bị mụn viêm nặng không nên tẩy da chết.
5. Sau khi tẩy tế bào chết không sử dụng kem chống nắng
Sau khi tẩy các tế bào chết trên bề mặt da, các lớp da non sẽ lộ ra và rất yếu nên làn da rất dễ bị bắt nắng.
Vì thế, cần phải bảo vệ làn da trước các tác nhân bên ngoài môi trường, điển hình là tia UV. Hãy sử dụng các dụng cụ chống nắng như găng tay, áo chống nắng, kính râm, mũ rộng vành… và kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Các bước tẩy da chết tại nhà
Bước 1: Làm giãn nở lỗ chân lông
Lỗ chân lông là vị trí ẩn nấp của các tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn… Vì thế trước khi tẩy da chết cần phải làm giãn nở lỗ chân lông để vùng da được làm sạch hơn.
Có thể làm giãn nở lỗ chân lông bằng việc xông hơi bằng nước nóng, tinh dầu chanh xả, tinh dầu bạc hà hoặc sử dụng máy xông hơi khoảng 5 – 10 phút để lỗ chân lông được giãn nở ra và việc làm sạch các bụi bẩn, bã nhờn… trở nên dễ dàng hơn.
Bước 2: Làm sạch mặt
Làm sạch mặt là bước cực kỳ quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Trước khi làm sạch mặt hãy đảm bảo rằng tay bạn đã được làm sạch kỹ càng.
Sau đó sử dụng loại sữa rửa mặt phù hợp, cho một lượng vừa đủ ra lòng bàn tay rồi nhẹ nhàng massage lên mặt trong vòng 30 giây đến 1 phút.
Rửa mặt lại với nước ấm và sử dụng khăn bông hoặc bông tẩy trang để thấm lượng nước trên mặt.
Bước 3: Tẩy tế bào chết
Bạn hãy tham khảo các loại tẩy da chết phù hợp cho từng loại da và thực hiện tẩy thật nhẹ nhàng trên da.
Bước 4: Rửa mặt lại lần nữa
Rửa mặt lại một lần nữa để giúp da mặt được rửa sạch hoàn toàn.
Bước 5: Cấp ẩm và sử dụng kem chống nắng
Như đã nói ở trên, đây là bước cực kỳ quan trọng để hoàn thiện bước tẩy da chết. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm, toner ngay sau khi tẩy da chết và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài.
Một số loại da không nên tẩy da chết
1. Da bị mụn trứng cá nặng
Khi da bị mụn trứng cá nặng như mưng mủ, mụn bọc và bị mịn toàn bộ mặt thì không nên tẩy da chết.
Nếu tẩy da chết với tình trạng da như này sẽ khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn, mỏng hơn và gây viêm khiến mụn nặng hơn.
2. Da mỏng, nhạy cảm, dễ bị viêm ửng đỏ
Các loại da mỏng manh, nhạy cảm, dễ bị viêm ửng đỏ nếu tẩy da chết sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng.
Lớp sừng ở loại da này vốn đã rất mỏng, chức năng hàng rào bảo vệ da bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích bên ngoài, dị ứng với chức năng hàng rào.
Chính vì thế, các loại da này không nên tẩy tế bào chết. Vì sẽ gây viêm da, sưng đỏ ở da và có thể trầy xước, dị ứng ở da.
Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lựa chọn được phương pháp phù hợp và khắc phục sai lầm khi tẩy da chết. Chúc bạn có một làn da đẹp!