Mụn đầu đinh là một trong những loại mụn nguy hiểm nhất bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng đáng lo ngại. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa nắm rõ về loại mụn này và hay nhầm với các loại mụn thông thường khác. Vì vậy dưới đây sẽ là những thông tin chính xác, dấu hiệu của mụn cũng như cách chữa trị mụn hiệu quả.
Mụn đầu đinh là gì?
Mụn đầu đinh hay còn được biết với tên gọi khác là mụn đinh râu, đây là một loại mụn khá độc và vị trí xuất hiện của nó thường là ở quanh miệng, khi mụn xuất hiện sẽ có các đầu cứng và gây đau buốt khó chịu.
Cách điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều so với các loại mụn khác, chúng có thể tự phát triển từ mụn trứng cá đã bị viêm nhiễm hoặc do các vết xước. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cách nặn mụn trứng cá sai cách dẫn đến bị viêm, nhiễm trùng trong một thời gian dài.
Mụn đầu đinh thường bị nhầm lẫn với các loại mụn trứng cá thông thường do nó cũng có hình dạng và những biểu hiện tương tự, ban đầu cũng xuất hiện các nốt sưng đỏ. Sau một thời gian nó sẽ phát triển gây ra hiện tượng sưng to gây đau nhức và xuất hiện ác cồi đinh kèm theo đó là mủ trắng, tuy nhiên loại mụn này không gây nên các hiện tượng như đau đầu, buồn nôn, chán ăn…
Đây là một loại mụn khá độc và dễ gây nên các biến chứng vì vậy khi thấy xuất hiện các nốt mụn và có các triệu chứng của mụn thì các bạn nên đến gặp bác sĩ và chuẩn đoán ngay lập tức. Nếu để lâu mà không chú ý đến có thể gây nên các tác dụng xấu như nhiễm trùng, gây xoang mặt, viêm tắc tĩnh mạch và nặng nhất là dẫn đến nguy cơ tử vong.
Các nguyên nhân gây nên mụn đầu đinh
Như đã nói ở trên có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn đầu đinh có thể là hình thành do tự phát hoặc những biến chứng của mụn trứng cá. Tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là vùng da bị tổn thương, việc nặn mụn sai cách và không vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng, viêm lỗ chân lông do cạo râu…
Khi lớp da bảo vệ ở bên ngoài bị rách thì sẽ rất dễ để vi khuẩn có thể xâm nhập và tạo thành các nốt mụn viêm, khi vi khuẩn đi vào máu sẽ gây nên các tình trạng bít tắc tĩnh mạch. Nếu như nặng hơn sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe, sốc phản vệ, thậm chí tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này đấy chính là do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến bã nhờn gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông hay bị viêm nang lông. Điều này sẽ khiến cho mụn đầu đinh xuất hiện, ngoài ra còn có một số yếu tố khác nữa như:
- Hormon trên cơ thể ở tuổi dậy thì, thời mãn kinh, rối loạn hoocmon xảy ra khiến cho các hoạt động của tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn. Da tiết nhiều dầu khiến lỗ chân lông bị bít tắc và không được thông thoáng, tạo điều kiện cho mụn đinh râu phát triển mạnh mẽ.
- Dị ứng đồ ăn, môi trường, côn trùng cắn gây nhiễm khuẩn.
- Bã nhờn và vi khuẩn Propionibacterium acnes, mụn đinh râu hình thành do bã nhờn, vi khuẩn gây nên gây bít tắc, thông thường, vi khuẩn gây ra mụn là Propionibacterium acnes.
- Do di truyền, những người được sinh ra trong gia đình có thế hệ trước mắc tình trạng mụn đinh râu sẽ có nguy cơ cao mắc cao hơn do gen di truyền so với các người khác.
Dấu hiệu của mụn đinh râu vào từng giai đoạn
Mụn đinh râu khi xuất hiện sẽ có nhiều dấu hiệu tương tự như các loại mụn khác, nếu không muốn bị nhầm lẫn các bạn cần phải nhớ các dấu hiệu sau:
- Xuất hiện nhiều mụn ở quanh vùng miệng, mũi, và chỉ mọc đơn lẻ chứ không thành từng chùm.
- Thời điểm ban dầu là vết sưng đau đỏ, sau đó mưng mủ và có ngòi đen như đầu đinh và rất cứng
- Tấy đỏ dần, sưng, đau buốt, sờ vào thấy nóng rát và khó chịu.
- Có những biểu hiện sốt cao >40 độ, người mệt mỏi, chán ăn…
Mụn đầu đinh sẽ phát triển làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1 xuất hiện các nốt sưng đỏ, viêm tấy và hơi đau, rất dễ bị nhầm với mụn trứng cá thông thường khác.
- Giai đoạn 2 đầu mụn sẽ xuất hiện ngòi, hóa mủ, mụn ban đầu sẽ hình thành nhân mụn kèm mủ, ngòi của mụn đinh râu to và ăn rất sâu, vì vậy gây cảm giác đau buốt và sưng tấy rất khó chịu khi chạm vào.
- Giai đoạn 3 thoát mủ, thoát ngòi, lành sẹo ở thời điểm nhất định, mụn sẽ thoát mủ và thoát ngòi, dễ để lại sẹo mặc dù vậy rất ít người để mụn đến giai đoạn 3 này mà thường tự ý nặn hoặc tự điều trị gây nên tình trạng nguy hiểm.
Mụn đầu đinh sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 ngày và chúng còn tùy thuộc vào mức độ hay kích thước to nhỏ của mụn. Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý nặn mụn bởi trong tay có nhiều vi khuẩn gây nên các tình trạng nhiễm trùng máu hay các biến chứng khác.
Các phương pháp chữa trị mụn đinh râu cần biết
Mụn đinh râu có thể tự được chữa lành theo như cơ chế của cơ thể, tuy nhiên để có thể rút ngắn thời gian điều trị thì bạn có thể điều trị theo nhiều phương pháp mà bác sĩ khuyến cáo hay các bài thuốc dân gian. Những loại thuốc bôi mụn sẽ giúp cho tình trạng viêm nhanh được chữa lành, lấy đi dầu thừa hay các loại bụi bẩn gây bít tắc da.
Sử dụng thuốc bôi
Các loại thuốc bôi ngoài da thường được sử dụng để cải thiện các tình trạng trở nặng của mụn đầu đinh, một số loại thuốc bôi có thể kể đến như:
- Sử dụng salicylic acid có khả năng tẩy tế bào chết, làm thông thoáng lỗ chân lông hiệu quả, không còn bít tắc do tuyến bã nhờn. Mặc dù vậy bạn có thể có một số tác dụng phụ khi sử dụng axit salicylic như kích ứng da, cảm giác nóng rát khi sử dụng với liều cao nên cần đọc kỹ hướng dẫn.
- Dùng hoạt chất benzoyl peroxide sẽ giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn gây ra mụn đinh râu, thông thường, Benzoyl peroxide được sử dụng để điều trị mụn trứng cá ở mức độ nhẹ tới trung bình nên dùng hoạt chất này khi mụn chưa bị viêm nặng.
- Sử dụng Retinoids còn được gọi khác là tretinoin, được chiết xuất từ vitamin A giúp cải thiện tình trạng viêm của mụn.
- Hoạt chất Adapalene cũng có thành phần retinol được bán với tên thương hiệu khác trong cả thuốc bôi không kê đơn OTC và thuốc được kê đơn, trước khi sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ thương hiệu.
- Sử dụng Topical antibiotics là thuốc kháng sinh dạng bôi bao gồm các loại như clindamycin và erythromycin giúp giảm tình trạng sưng tấy.
- Thuốc bôi ngoài da Calamine lotion tuy không là phương pháp chính để điều trị mụn đinh râu nhưng calamine lotion giúp làm khô mụn, giảm sự xuất hiện của mụn cũng như ngăn ngừa tình trạng bùng phát mụn đinh râu mất kiểm soát trên cơ thể.
Chữa mụn đầu đinh bằng thuốc uống
Thuốc uống để chữa mụn đinh râu thường là thuốc kháng sinh, tuy nhiên các bạn không được phép tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà chỉ được uống theo sự kê đơn của bác sĩ, để tránh tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Các bạn có thể sử dụng các loại thuốc uống có thể kể đến như:
- Sử dụng thuốc kháng sinh gồm các loại thuốc như tetracyclin, erythromycin, minocycline, doxycycline thường được dùng để điều trị mụn đinh râu đã bị viêm.
- Sử dụng Isotretinoin nếu mụn bị trong tình trạng bị viêm nghiêm trọng, các bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể sẽ kê đơn thuốc Isotretinoin cho bạn để làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên thuốc kháng sinh này có một số tác dụng phụ nên bạn cần phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ da liễu và cần cân nhắc trước khi sử dụng với liều cao.
Mẹo dân gian chữa mụn đầu đinh
Một cách để chữa mụn đầu đinh hiệu quả nữa đấy chính là sử dụng các biện pháp dân gian để có thể chữa mụn tại nhà. Những bài thuốc này đã được ứng dụng đã lâu và người bị mụn nên tham khảo các bài thuốc đông y có đầy đủ cơ sở và có tính xác thực cao.
Tuy nhiên khi chữa mụn bằng cách này bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong vấn đề vệ sinh và dược liệu mà mình sử dụng phải sạch sẽ an toàn để tránh các nguy cơ lan rộng và nhiễm khuẩn nặng hơn.
Những điều cần lưu ý khi bị mụn đầu đinh
Mụn đầu đinh gây ra các tình trạng đau nhức khó chịu, gây khó khăn trong việc giao tiếp thậm chí bị ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi gặp các vấn đề về biến chứng. Để tránh gặp phải tình trạng này người bị mụn cần phải chú ý những điều sau đây:
- Cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thận trọng khi sử dụng các vật sắc nhọn tác động lên vùng mặt như cạo lông mày, cạo râu, cạo lông mặt, khi bị xây xước cần phải khử trùng ngay lập tức để tránh nhiễm trùng.
- Khi đã bị mụn cần dùng cồn iod 1-3% vệ sinh chỗ sưng nhiều lần trong ngày khi mụn phát triển kèm biểu hiện sưng tấy to và có chứa mủ để sát khuẩn và làm dịu mụn.
- Không tự ý đắp các loại lá theo truyền miệng, hay các bài thuốc không rõ nguồn gốc.
- Cần tuân thủ tuyệt đối không tự ý nặn mụn đầu đinh tại nhà để tránh gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe
- Không nên chườm đá lạnh để làm giảm bớt cảm giác nóng rát vì rất có thể sẽ bị nhiễm trùng.
- Khi có các nốt mủ xuất hiện mủ và ngòi tuyệt đối không tự nặn mụn, không chạm tay lên nốt mụn mà cần đến gặp bác sĩ để xử lý
- Khi bắt đầu có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể hay dấu hiệu biến chứng, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có cách điều trị kịp thời, tránh để mụn phát triển nặng đến các giai đoạn nặng hơn.
Kết luận
Mụn đầu đinh là loại mụn nguy hiểm và có nhiều biến chứng, khi được chữa khỏi thì cũng có các tình trạng sẹo để lại và có các vết thâm khó hết. Vì vậy trước và sau khi điều trị xong các bạn cần phải sử dụng các phương pháp phòng tránh mụn và chăm sóc da đúng cách để tránh tiếp diễn tình trạng này.