Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị mụn cơm hiệu quả

Mụn cơm mọc rất dày và có rất nhiều trường hợp mụn mọc nhiều và không rõ nguyên nhân, mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân gây mụn là gì và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả, các bạn đừng quên tham khảo bài viết sau đây để có thể nắm rõ hơn về cách điều trị nhé. 

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm hay còn được gọi với một tên gọi khác là mụn cóc, đây là dạng tăng cao của da tạo thành những nốt sùi nhỏ và lành tính trên da, nguyên nhân là do virus HPV-papilloma gây nên tình trạng này. 

Không giống như những loại mụn khác, loại mụn này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu như tay, chân, quanh mắt, quanh mặt hay thậm chí toàn thân. Mụn cơm có màu trắng hơi đục tuy không gây ra các tình trạng đau đớn nhưng khi sờ vào lại có cảm giác thô ráp và gây mất thẩm mĩ, thiếu tự tin. 

Loại mụn này có những đặc điểm lành tính và chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi biến mất, tuy nhiên có những đốm mụn nặng có thể không biến mất.Nếu như mụn mọc thành từng đám sẽ có nhiều đốm nhỏ li ti màu đen do mao mạch bị huyết khối, tỷ lệ mắc tình trạng này của trẻ em sẽ cao hơn so với người lớn rất nhiều. 

Tình trạng mụn cơm của trẻ xuất hiện là do trẻ hiếu động, hay đi chân không, cắn móng tay, nghịch đất cát…. Người lớn hay gặp phải các tình trạng này là do hay đi làm móng tay chân, cắt khóe móng…Mụn có thể lây từ người này đến người khác thông qua việc tiếp xúc với cơ thể người khác và dịch tiết bên trong mụn. Đây cũng chính là lý do mà bạn thấy mụn bị lây lan khá nhanh do cạy nhân mụn và để tiếp xúc với các khu vực khác mà không vệ sinh kịp thời. 

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị mụn cơm hiệu quả
Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị mụn cơm hiệu quả

Những biểu hiện thường thấy của mụn cơm

Mụn có nhiều biểu hiện khác nhau do các type HPV gây nên tình trạng này, một số biểu hiện có thể kể đến như:

Mụn mọc ở bàn chân

Mụn mọc ở bàn chân là một hay nhiều điểm sừng to và tròn sùi và có bề mặt rất sâu, sẽ rất đau khi người bị mụn di chuyển và vận động khi đụng chạm đến nó. Thường khi mắc mụn này sẽ có 1 điểm đơn độc và tổn thương đơn lẻ, tổn thương dạng đĩa xung quanh vòng và bởi những dày sừng.

Ở xung quanh dày sừng này bề mặt nó sẽ tạo thành những điểm đen, có thể là do tình trạng mao mạch bị tắc hoặc bị bít bởi bụi bẩn. Đây là những tổn thương thường gặp khi gặp phải loại mụn này và người mắc cũng không cần phải quá lo lắng. 

Mụn hạt cơm thường

Tình trạng này là do virus HPV type 2 gây nên, tạo ra những thương tổn gây ra tình trạng tổn thương, sùi ngoài bề mặt hình bán cầu dài vài mm. Ở phần trung tâm của nốt mụn có thể bị lõm xuống, bề mặt hạt cơm sẽ bị tăng gai thậm chí tạo thành các rãnh, thành khía… Quanh các đám dày sừng này lại có những đám dày sừng kế cận tạo thành những nốt nhỏ như miệng giếng, số lượng thay đổi từ một đến vài cái.

Vị trí hay gặp là ở mu bàn tay và các kẽ ngón tay nhiều hơn là vùng lòng bàn tay, hay các hốc tự nhiên hoặc vùng cổ. Vùng mọc râu thường mắc phải khi cạo râu, thường kết hợp với các tổn thương hình bán cầu, bề mặt bóng. Mụn cơm mọc ở tay được gây ra bởi HPV2 và HPV1 thường hiếm gặp hơn là những tổn thương sùi ở trong hoặc ngoài ra. 

Mụn hạt cơm thường
Mụn hạt cơm thường

Mụn hạt cơm phẳng

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn hạt cơm phẳng là do HPV type 3,10 gây nên những tổn thương bên ngoài gây nên tình trạng nổi sần, nổi cao. Chúng thường có màu vàng và bề mặt khá bóng và mảnh chúng thường tập trung thành dải do người bệnh gãi hay bị xước tạo thành các mảng nhỏ.

Tình trạng mụn cơm này thường xuất hiện khi người mắc bệnh bị suy giảm miễn dịch, bị thương tổn và có kích thước lớn gây nên tình trạng nhiễm trùng. Rất có thể tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng vài tháng hoặc vài năm, có dấu hiệu viêm và sưng ở xung quanh khi bị nhiễm giảm sắc tố. 

Mụn cơm sinh dục

Mụn ở cơ quan sinh dục hay hậu môn là triệu chứng của bệnh lý sùi mào gà, đây là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đồng thời bệnh này có thể lây truyền từ mẹ sang con hoặc qua việc tiếp xúc với chất dịch mụn, chúng sẽ gây nên tình trạng đau, ngứa ngáy và khiến người mắc có cảm giác khó chịu. 

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn cơm

Mụn cơm là tình trạng bệnh lý do virus HPV gây ra, và theo nghiên cứu cho thấy có hơn 1000 loại virus HPV,  loại virus này có thể xuất hiện và có thể xâm nhập ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể người. Có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, ở mắt, mũi, miệng, quanh mặt, những virus này thường là loại TYPE 1, 2, 3, 10…

Những nguyên nhân gây nên tình trạng mụn xuất hiện có thể kể đến như:

  • Những người thuộc lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên, có thể do cơ thể bị xước và nhiễm trùng và tiếp xúc với các nguồn lây bệnh.
  • Những người bệnh hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/ AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng trong thời gian chưa lâu.
  •  Những người đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi mà không vệ sinh sạch sẽ. 
  • Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, các vật dụng cá nhân khác của người đang bị mắc bệnh mụn cơm có khả năng lây bệnh rất cao.
  • Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì quá sâu và tiếp xúc với dịch mụn.
  • Mang giày chật trong thời gian lâu gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn cơm
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mụn cơm

Phương pháp điều trị mụn cơm cần nắm

Mụn cơm tuy là bệnh lành tính và có thể tự biến mất trong một thời gian từ 1 đến 2 năm, do sức đề kháng của cơ thể bị suy yếu nên bị mắc bệnh. Một số trường hợp nặng có thể gây ra tình trạng bị mọc ở môi, quanh mắt, mặt gây mất thẩm mỹ, và khi khỏi cũng để lại sẹo, để điều trị mụn có thể sử dụng các phương pháp điều trị sau:

Áp lạnh

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp phun nitơ lỏng, các bác sĩ khi điều trị sẽ phun nitơ lỏng vào những vùng có mụn xuất hiện. Hơi lạnh của khí nitơ lỏng sẽ tạo thành một nốt phỏng ở xung quanh vùng mụn và mô chết này sẽ tự động bị bong ra bên ngoài trong một thời gian sau đó.

Điều trị mụn bằng Cantharidin

Cantharidin là một hoạt chất được điều chế từ bọ ban miêu và chất này sẽ được phối hợp thêm một số hóa chất khác nữa để bôi lên bề mặt mụn. Thuốc sẽ khiến cho bề mặt da tiếp xúc bị phồng rộp và có thể nhổ bật được nhân mụn cơm chỉ sau vài ngày được bôi.

Vi phẫu

Vi phẫu là cách điều trị mụn bằng cách cắt hoặc đốt bằng dao điện, tuy nhiên phương pháp này thường hay để lại sẹo nên thường được dùng để điều trị cho vùng chân hay lưng. Nếu như các phương pháp điều trị khác không thể chữa dứt điểm thì sẽ được áp dụng điều trị mụn cơm theo cách này.

Đốt điện laser

Đốt điện bằng laser là phương pháp được chỉ định để điều trị những nốt mụn cơm có kích thước bé dưới 1cm, hay mọc ở những vị trí khó có thể phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dùng một dòng điện cao áp đốt sâu vào bên trong để có thể lấy ra được các nhân mụn, tuy nhiên đây lại là cách điều trị tạm thời bởi nếu không chăm sóc cẩn thận vết thương có thể bị nhiễm trùng và mắc lại.

Đốt điện laser
Đốt điện laser

Điều trị mụn cơm tại nhà

Tỏi, tía tô, vỏ chuối xanh,… là những nguyên liệu dễ kiếm tại nhà được dùng để điều trị mụn. Các nguyên liệu đều có tác dụng tiêu diệt HPV ngăn ngừa sự phát triển của chúng đến các môi trường xung quanh, do đó bạn có thể dùng chúng chà xát trực tiếp lên bề mặt mụn hoặc giã nát rồi đắp lên những vùng xuất hiện mụn. 

Một số cách thức điều trị khác

Đối với trẻ em nếu bị mắc mụn các bác sĩ sẽ thoa lên phần có mụn dung dịch axit nhẹ sau đó lấy đi lớp da bị bong ra do bị đốt cháy bởi axit sau đó thoa dưỡng và đợi da phục hồi cho lần thoa tiếp theo. Còn nếu mụn xuất hiện ở bộ phận sinh dục phụ nữ thì sẽ chấm bằng dịch podophyllin sau đó rửa sạch bằng nước ấm, cách điều trị này sẽ được tiến hành vài lần cho đến khi mất hẳn.

Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa mụn cơm

Mắc mụn cơm là điều mà không ai mong muốn, để có thể phòng ngừa mụn một cách tốt nhất thì các bạn có thể áp dụng các thói quen sinh hoạt sau:

  • Hạn chế cắn móng tay, bởi mụn cơm thường xuất hiện khi da bị tổn thương và việc cắn vùng da quanh móng tay có thể tạo cơ hội cho virus HPV xâm nhập vào da.
  • Cần chú ý sóc da cẩn thận để tránh lây virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những khu vực có mụn xuất hiện.
  • Tuyệt đối không dùng chung vật dụng cá nhân vì virus HPV có thể lây truyền từ vật dụng của người bị mụn khi sử dụng chung đồ vật.
  • Tuyệt đối không nặn mụn, tránh tiếp xúc trực tiếp với khu vực có mụn.
  • Không được đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt.
  • Cần phải giữ chân khô ráo nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều cần đi tất để hút ẩm.
  •  Cẩn thận không làm tổn thương lòng bàn chân, nơi mụn cơm thường phát triển dễ dàng và khó điều trị. 
  • Cần vệ sinh tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn để tránh làm lây lan.
  • Cần phải liên hệ với bác sĩ nếu chứng bệnh này không cải thiện tốt sau vài tuần điều trị để có phương án kịp thời.
Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa mụn cơm
Những thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa mụn cơm

Kết luận

Phần lớn những mụn cơm xuất hiện trên cơ thể đều lành tính và tự mất sau một thời gian nhất định, tuy nhiên nếu tình trạng nặng và lan rộng thì sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hay thẩm mỹ. Dựa vào từng loại mụn và tình trạng mà bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, ngoài ra các bạn cũng nên có thói quen sinh hoạt tốt để phòng tránh loại bệnh này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

- Advertisement -spot_img

Xem nhiều nhất